Chia sẻ bài viết từ Đào Quốc Việt, Trần Truyền và Phúc Trịnh về góc nhìn và suy nghĩ của nghề môi giới bất động sản. Thật vậy, ai cũng có thể làm môi giới được, từ cô bán nước, chú xe ôm, bác bảo vệ, anh kỹ sư, cô giáo viên, bạn sinh viên,… nhưng mấy ai khởi nghiệp từ môi giới bất động sản được? nói một cách dễ hiễu là ai cũng có thể làm môi giới bất động sản được nhưng có mấy ai thành công và xem đó là một cái nghề phát triển lâu dài.

Chuyện khởi nghiệp nghề môi giới bất động sản

Để bước chân vào làm môi giới bất động sản, không chỉ đơn giản là tìm cho mình một bến đỗ bình yên, uy tín, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tử tế. Với mình nó hành trình đi đầu tư và khởi nghiệp, nên sẽ không có chuyện tô vẽ toàn màu hồng, đỏ, cam, vàng… Một số bạn trước khi bước chân vào làm môi giới có hỏi mình, mình đều nói nên chuẩn bị tâm thế, tinh thần, tài chính tích lũy một khoản nào đó trước khi chọn con đường này.

khoi-nghiep-tu-moi-gio-bat-dong-san

Mấy bạn làm chơi ăn thiệt và duyên nghề, có kết quả ngay từ những ngày đầu hành nghề mình xin chúc mừng và cũng xin các bạn hiểu không phải ai cũng thành công ngay và nhanh như các bạn. Khi chuyển qua làm môi giới, mình đã phải chuẩn bị sẵn dòng tài chính đảm bảo trong 6 tháng cho các chi phí ăn ở, đi lại… Có một giai đoạn đã phải làm thêm một công việc vào buổi tối để có thêm thu nhập, dự phòng cho những tình huống sau 6 tháng nếu không deal. May mắn tổ nghiệp thương, khách hàng thương nên cũng trụ và đi được đến hôm nay, chưa gọi là thành công nhưng sống được với nghề, nghề nuôi cho đủ ăn đủ mặc.

Đã là chuyện khởi nghiệp thì các bạn phải nghĩ là mình đang tìm đối tác – chủ đầu tư, dự án để có nguồn hàng chất lượng, tìm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của mình. Và quan trọng nhất là bản thân mình phải là người bán hàng có kiến thức, vì sản phẩm các bạn bán là tài sản có tính pháp lý.

moi-gioi-bds-thoi-dai-moi

Trong lĩnh vực ngành nghề có thể bạn không phải chuyên gia nhưng ít nhất bạn phải là người hiểu sản phẩm mình đang chào bán. Sản phẩm nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm, đừng chỉ nói về ưu mà dấu đi khuyết. Và cũng đừng lấy ưu điểm sản phẩm mình bán rồi chê sản phẩm mình không bán như kiểu bán đất nền thì chê căn hộ, bán căn hộ thì chê đất nền.

Đã là chuyện khởi nghiệp thì rủi ro là đương nhiên. Như chuyện 6 tháng, 1 năm không có deal; không đạt KPI khách hàng trừ lương; không đạt chỉ tiêu tháng hạ bậc lương; sau thời gian đảm bảo vẫn không deal rơi về chế độ cộng tác viên làm không lương (có quyền thôi việc); bán được hàng nhưng bị quản lý cắt phí, đề nghị chia chác; bán được nhưng khách hàng thanh toán theo tiến độ nên hoa hồng cũng theo tiến độ (quên chuyện cầm cục tiền đi nha); bán được nhưng chủ đầu tư bị này nọ kia nên đòi từ ngày này qua tháng nọ vẫn chưa nhận được đủ hoa hồng; bán được nhưng sàn nhận phí xong thì không thanh toán cho nhân sự; bán được nhưng khách đề nghị cắt máu; kiếm được khách nhưng bị hớt tay bởi chính đồng nghiệp hoặc sale sàn khác…

Đã là khởi nghiệp từ môi giới bất động sản thì tinh thần tự học hỏi là đương nhiên, bạn phải chủ động tất cả, hỏi nhiều lên, đi nhiều vào. Đứng từ ngoài nhìn vào những giao dịch deal tiền tỷ, mấy chục tỷ, mấy trăm tỷ các bạn cảm thấy nghề dễ giàu. Nói cho các bạn hiểu luôn là cái nghề nó cần hình thức, nên đừng thấy khoe deal, check in sang chảnh là thành công.

Có khi bên trong đôi giày bóng loáng lại là chiếc vớ lủng lỗ, bên trong bộ vest chỉnh chu lại là chiếc bụng rỗng. Và cũng có những người làm nghề, họ cứ âm thầm làm, không quá phô trương, không ồn ào, cứ túc tắc làm và sống với nghề. Thế giới có màu hồng, bạn có quyền hy vọng nhưng nhớ tất cả không chỉ có màu hồng nhé.

Vậy, môi giới bất động sản là gì?

Khoản 2 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định môi giới bất động sản (BĐS) là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Môi giới bất động sản khác nhân viên bán hàng ở chỗ, nhân viên bán hàng chỉ đơn thuần là tìm kiếm người mua còn môi giới bất động sản là tìm kiếm và kết nối người bán và người muốn mua. Môi giới bất động sản ở Việt Nam là nghề đặc thù.

Ngoài chứng chỉ hành nghề do Bộ Xây Dựng cấp, không hề có bậc nghề hay hệ số lương bậc, và thường được dân gian gọi là “Cò đất“. Sau này có mức độ chuyên môn hơn gọi là Môi giới BĐS. Tuy được xem là ngành có thu nhập cao, nhưng thực tế có sự phân hoá rất lớn vì phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực mỗi cá nhân.

Thực tế, ai cũng có thể làm môi giới BĐS

Như tôi đã nói, đây là ngành có thu nhập cao. Việc nhận hoa hồng thông qua kết nối, giới thiệu được xem là việc “ dễ” trong con mắt nhiều người (mặc dù thực tế không phải vậy) nên đã thu hút được rất nhiều người ở Việt Nam tham gia, trở thành môi giới BĐS.

Bên cạnh đó, các quy định chế tài không chặt chẽ, thiếu kiểm soát, ai cũng có thể “giới thiệu“ rồi nhận “tiền cafe” nên ai cũng muốn thử vận may. Cá biệt có những người sau nhiều năm tích lũy kinh tế đi đầu tư BĐS thấy phù hợp với nghề “trung gian“ này nên chuyển qua luôn.

Cũng có trường hợp là người nổi tiếng vì đã có thương hiệu cá nhân, được nhiều người tin tưởng nên cũng … nhảy qua nốt. Tóm lại hiện tại, đây là thời điểm ai cũng làm môi giới BĐS được.

to-chat-lam-bat-dong-san

Làm sao để khởi nghiệp môi giới bất động sản

Qua nhiều năm hành nghề, khởi nghiệp BĐS, tôi nhận thấy nên có sự chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng về KIẾN THỨC và TÀI CHÍNH. Mặc dù Môi Giới BĐS không hề có bậc nghề chính quy nào nhưng mức độ đào thải cực kì khủng khiếp. 10 người đến 1 người ở lại là mừng. Lý giải cho vấn đề này là người ta thường vỡ mộng khi thực sự làm “nghề” môi giới.

Kiến thức: Tất nhiên là chúng ta sẽ cần Chứng chỉ môi giới vì dù ở thời điểm hiện tại bạn có thể làm “chui” nhưng chắc chắn trong tương lai mọi thứ sẽ đi vào khuôn khổ. Có chứng chỉ rồi, ta cần học cách Tìm khách hàng. Nghề môi giới BĐS ở VN là phải làm cả công tác Marketing tìm kiếm khách hàng. Sẽ không có ai thay thế bạn làm điều này và đây cũng là lý do tại sao nhiều bạn phải sớm rời nghề vì KHÔNG CÓ KHÁCH.

dao han ngan hang 2023

Thông thạo các kênh tìm khách là bắt buộc, kĩ năng tư vấn sẽ được hoàn thiện trong quá trình tư vấn. Nhiều bạn sẽ hỏi tại sao không học về sản phẩm BĐS hay pháp lý BĐS; tôi cho rằng kiến thức sản phẩm và pháp lý quá lớn, khi nào bắt đầu đi làm thì nên đào sâu vào sản phẩm mà doanh nghiệp đang tập trung sẽ hiệu quả hơn.

Tài chính: Phải nói là làm môi giới BĐS xương xóc hơn bạn nghĩ. Do đó, tốt nhất là bạn cần chuẩn bị tài chính đủ để sống trong 3-6 tháng trong thời gian đầu trước khi có giao dịch đầu tiên. Đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết để đầu tư vào các chiến dịch tìm kiếm khách hàng. Lý do cuối cùng chính là giúp cho tâm lý không bị lay động trước áp lực kinh tế.

Khởi nghiệp môi giới BĐS không dễ nhưng cũng không quá khó khăn nếu được đầu tư đúng mức. Tôi cho rằng đây là thời đại giúp khởi nghiệp môi giới BĐS thực sự dễ dàng hơn rất nhiều khi các kênh thông tin ngày một mở hơn, thế giới phẳng hơn. Và đây cũng là giai đoạn giao thời trước khi hàng rào gia nhập môi giới BĐS khắt khe hơn.

Làm môi giới chuyên nghiệp, bắt đầu ngay hôm nay

Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành môi giới bất động sản ngay, bắt đầu bằng một số điện thoại bằng đầu số 09… với con số đẹp. Sau đó tìm hiểu và tối ưu Profile của mình trên các nền tảng: Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube… Tiếp tục làm quen với máy tính và thực hiện thao tác đăng tin trên các nền tảng rao vặt và facebook. Hãy học thêm những kỹ năng như chỉnh sửa hình ảnh, quay và dựng video cơ bản cũng như viết bài quảng cáo cho sản phẩm của mình đăng bán. Đó là những kỹ năng cơ bản để bắt đầu con đường môi giới bất động sản chuyên nghiệp.

“Mua bán nhà đất là một quá trình dài hơi, đôi khi gây ra những sự căng thẳng nhất định. Do đó, nhà môi giới cần đảm bảo rằng họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ trong suốt quá trình”, theo Lucy White, chuyên gia môi giới đến từ kênh RealEstate.com chia sẻ.

Phát triển kỹ năng giao tiếp: Mỗi khách hàng yêu thích một phương tiện liên lạc khác nhau, chẳng hạn như SMS, E-mail, Facebook, Zalo, Tiktok… Cho dù khách hàng yêu thích bất kỳ phương tiện liên lạc nào, với tư cách là một nhà môi giới, bạn cần chủ động tìm hiểu thay vì chờ đợi từ khách hang. Khi đã nắm bắt được thông tin, bạn cũng phải là người chủ động liên hệ, không nên để khách hàng phải hỏi những câu như “Tôi nên làm gì tiếp theo?” hay “Khi nào thì tôi nên làm điều đó?”.

 

Phát triển kỹ năng chuyên môn: Khi nói đến bất động sản, để cải thiện hình ảnh trong mắt khách hàng, các nhà môi giới đặc biệt cần trau dồi kiến thức chuyên môn. Bạn không thể bán hàng nếu không có kiến thức về lĩnh vực đó. Ví dụ, khách hàng có thắc mắc về vấn đề pháp lý, bạn sẽ chịu trách nhiệm giải đáp những thắc mắc đó. Trong trường hợp không thể làm điều đó, khách hàng chắc chắn sẽ có cái nhìn khác về bạn, thậm chí có thể nghi ngờ. Vì vậy, một nhà môi giới muốn phát triển thành một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, kiến thức chuyên môn là thứ không thể thiếu.

chu-ky-bds-moi

Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Tất cả đều biết môi giới bất động sản là một công việc được xếp vào nhóm dịch vụ. Vì vậy, phần chăm sóc khách hàng là điều không thể thiếu. Một nhà môi giới chuyên nghiệp cần giữ thái độ thân thiện trong công việc, tạo ra cho khách hàng cảm giác thoải mái, tương tự như cách hai người bạn đang chia sẻ thay vì một mối quan hệ nhà môi giới – khách hàng thuần tuý.

Thích ứng với công nghệ mới: Những nhân viên kinh doanh bất động sản có kinh nghiệm dường như đã nắm vững nghệ thuật thay đổi theo thị trường. Với những người mới bước chân vào nghề, thường là những người trẻ, việc thích ứng với công nghệ có thể sẽ đơn giản hơn. Do đó, không nhất thiết phải tỏ ra lo lắng trước những sự thay đổi của công nghệ trong thế giới bất động sản. Hãy làm quen và thích ứng với chúng, bởi công nghệ dường như đang dần thay đổi thói quen sống của con người.

Đúng giờ: Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng lại rất quan trọng đối với các chuyên gia bất động sản vì đôi khi bạn sẽ có nhiều lịch hẹn khác nhau trong cùng một ngày. Vì vậy, không đơn thuần là đúng giờ, một nhà môi giới cần có kỹ năng sắp xếp lịch trình thời gian biểu phù hợp để tránh việc bị rối khi có nhiều cuộc hẹn.

Rèn luyện kỹ năng đàm phán: Đàm phán chắc chắn là một phần không thể thiếu, là điểm mấu chốt xác định liệu một thương vụ có thể diễn ra hoàn chỉnh hay không. Một nhà môi giới chuyên nghiệp cần biết thời điểm nào để đưa ra lời từ chối.

tu-van-social-marketing

Lên kịch bản giúp khách hàng: Trước khi ký kết bất kỳ giao dịch nào, bạn cần đưa ra cả những kịch bản tốt nhất cũng như những kịch bản xấu nhất mà khách hàng có thể nhận được trong tương lai. Bạn có thể thu lời nhanh hơn, nhiều hơn nếu nói sai sự thật, nhưng điều này sẽ vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, có thể ảnh hưởng đến danh dự và uy tín cá nhân.

Bám sát kiến ​​thức địa phương: Thông thường, một nhà môi giới thường hoạt động tại một tỉnh, thành phố nhất định. Khi đó, họ sẽ có ưu thế hơn nhờ việc hiểu biết về thị trường thực địa. Trừ khi bạn là một chuyên gia đã có tiếng trên thị trường bất động sản, có nhiều năm kinh nghiệm, nếu không, hãy cố gắng bám sát kiến thức về một địa phương nhất định.

Cập nhật các xu hướng mới: Tất nhiên, bất động sản không giống như chứng khoán hay tiền ảo, nó không thay đổi theo ngày. Dù vậy, đôi khi vẫn sẽ có những xu hướng mới xuất hiện, đặc biệt sau những sự kiện bất ngờ như đại dịch Covid-19.

Kỹ năng phát triển mối quan hệ: Rõ ràng, sự thành công trên thị trường bất động sản dựa khá nhiều vào các mối quan hệ. Điều này hầu như mọi người đều nhìn thấy một cách tương đối rõ ràng. Bất kể là nhà đầu tư cho đến khách hang hay cả nhà môi giới. Phát triển các mối quan hệ là kỹ năng quan trọng cần có.

Chúc các bạn thành công trên con đường môi giới của mình, Phúc Trịnh – Nhà tư vấn, môi giới bất động sản Quảng Ngãi rất vui khi được làm quen và giao lưu cùng các bạn trên các nền tảng, hãy Follow ngay nhé!

Liên hệ với tôi

Phúc Trịnh

Phúc Trịnh - Nhà tư vấn, môi giới bất động sản chuyên nghiệp tại Quảng Ngãi. Liên hệ với tôi qua số: 0888 268 568 - Youtube: Phúc Trịnh BĐS