30/05/2023 130 lượt xem
Phóng to/ thu nhỏ chữ:

Kịch bản tạo sóng BĐS tuy không mới lạ nhưng rất thành công của giới đầu tư

Thật ra việc tạo sóng bán hàng là một chiến lượt marketing kinh điển nhất mà tôi đã từng trải qua, nó cũng cùng 1 kịch bản và các bước thực hiện và chỉ thay đổi nội dung. Các bước cơ bản nó có thể như sau; (Điều kiện tiên quyết là phải nắm được thông tin sớm nhất, từ trên “cao” về Quy hoạch, về hạ tầng, tiện ích; VD như: chuẩn bị làm đường, chuẩn bị mở công viên, chuẩn bị xây khách sạn, resort,…) nếu không có cái này thì các bước sau khó thành công hoặc không thể thực hiện được chiến dịch.

Điều kiện thứ 2 sau khi có thông tin Quy hoạch đó là số lượng thành viên tham gia phải đông để dễ dàng tạo sóng và phân công nhiệm vụ.

Trong bất động sản, đội “cá mập” còn hoàn tráng và triển khai rất chuyên nghiệp. Họ chuyên nghiệp là bởi vì đất là tài sản có giá trị vốn rất lớn, kén khách hơn thị trường chứng khoán”. Họ dựa vào quy luật cung – cầu, giá cả của thị trường để tạo sóng cho những khu vực đã và đang xuất hiện 1 số thông tin được cho là “tốt” và “tích cực”.

Họ sẽ tìm kiếm thị trường mới mà nơi đó có thể xuất hiện thông tin tốt. Những nhà đầu tư tay to sẽ bỏ tiền ra gom hàng. Để nâng giá được một thị trường, họ phải cùng nhau ôm một lượng lớn đất.

Chiến lược của họ là mua giá tăng dần. Hôm nay 2 triệu đồng/m2, hôm sau đẩy nhẹ lên 3 triệu đồng/m2. Với cách làm này cùng lượng lớn đất được giao dịch, tin đồn đất sốt dần xuất hiện, khiến người ta tin rằng giá đất đang lên nhanh, nếu không mua sẽ lỡ.

Khi lượng nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đổ về, “cá mập” sẽ bắt đầu đẩy hàng ra với mức giá tăng 30-50% thậm chí 100% so giá ban đầu. “Mọi người thường nói, giá bị đẩy cao là do môi giới. Nhưng thực chất, môi giới đơn thuần không đủ vốn và hàng để làm giá thị trường. Thứ nhất, họ chỉ là môi giới giữa người bán và người mua. Thứ hai, đó không phải sản phẩm của họ. Sốt đất, giá lên là do đội “cá mập” vì họ mới là nhóm nắm giữ nguồn cung lớn”.

Để nâng được giá thị trường, “cá mập” phải ôm được lượng hàng rất lớn. Họ phải mất từ 1-2 năm để lấy hàng, tìm hiểu thị trường. Sau đó, họ nhằm thời điểm hợp lý, dự đoán thông tin tốt xuất hiện, sẽ bắt đầu đẩy hàng.

“Một số “cá mập” có thể tạo ra sốt ảo bằng việc thuê nhiều xe ô tô đến thị trường, hỏi mua đất. Hiện tượng này khiến người dân tưởng là đất đang sốt đất thật nên truyền tai nhau thông tin.

Một chiêu khác của “cá mập”, đó là để nâng giá đất, họ cho khoảng 5-10 môi giới gọi điện thoại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, hay người dân, đưa ra một mức giá cao. Cứ trung bình 3 người đều trả một mức giá cao cũng tạo ra hiệu ứng trong tâm lý của người dân hay các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác rằng: đất đang lên giá. Suy nghĩ giá đất tăng lan mạnh, khiến đồng loạt người dân và “cá mập” tạo ra mức giá cao hơn so với mặt bằng trên thị trường”.

“Thực tế, đối với mỗi thị trường, các nhà đầu tư thường có sự liên kết với nhau. Để “đánh” thị trường A, họ tập hợp những người đầu cơ sở hữu nhiều đất nhất. Họ cam kết để một giá và không cho phép người khác phá giá. Khi khách gọi điện cho 1 người, họ thấy giá cao nên chần chừ, đắn đo. Nhưng khi khách gọi tới 3-4 người, đều có mức giá tương tự, họ sẽ suy nghĩ, giá đất tăng thật, không mua sớm thì mai lại tăng tiếp. Đó cũng là một chiêu của những “cá mập”.

Theo nhận định của một số nhà đầu tư, đặc điểm của đội “cá mập” là phải am hiểu thị trường bất động sản khu vực này. Họ phải sở hữu nguồn cung sản phẩm lớn, đủ khả năng tạo ra sự tăng giá.

Đặc biệt, không thể phủ nhận, đây là những nhà đầu tư lão luyện, sành sỏi, có thể nắm bắt sớm thông tin tốt về quy hoạch, hạ tầng. Họ là những người có tầm nhìn, chiến thuật nâng giá, hạ giá tốt. Họ có thể tạo ra sóng thị trường. Và nhà đầu tư “tay mơ” hay một số người dân chưa có nhiều kinh nghiệm dễ dàng dính “sóng”. Họ có thể thành công 2-3 thương vụ lời nhưng lại dễ dàng chôn vùi bởi sóng. Thế nên, cách tốt nhất để không “say sóng” là những nhà đầu tư nhỏ lẻ phải tỉnh táo trước một số địa phương có mức giá bất động sản tăng mạnh.

Kịch bản tạo sóng BĐS có thể chia thành 4 bước như sau:

  • Bước 1: Có thông tin QH
  • Bước 2: Âm thầm gom, chuẩn bị kịch bản
  • Bước 3: Tạo sóng bằng nhiều kịch bản
  • Bước 4: Bán hàng, thoát khỏi thị trường

Tương tự như 1 chu kỳ bất động sản gồm; Tăng trưởng – sốt nóng – suy giảm – đóng băng.

Các kịch bản thường thấy nhất của giới “cá mập” khi tạo sóng BĐS đó là tạo thị trường sôi động, chốt cọc, giao dịch, mua đi bán lại rất xom tụ, quy mô tạo hiệu ứng Fomo.

kich-ban-tao-song

Khi bạn là người đi đầu tư BĐS thì bạn sẽ tham gia ở giai đoạn nào và bán hàng ở giai đoạn nào đó là điều do bạn quyết định đúng như câu: Tiền trong túi, tiêu như nào là do mình quyết định.
Nếu bạn bán lúc đang có sóng, đỉnh sóng thì thu về lợi nhuận lớn. Chẳng may vào hoặc bán khi đỉnh sóng qua đi thì kẹt lại hoặc ít lời hơn.

Các bạn nên nhớ rằng, thị trường có sóng sẽ nhờ phần lớn vào Marketing từ offline cho đến online. Đi đâu họ cũng nói câu chuyện về thị trường đó, về đất, về giá,…Đặc biệt lưu ý là nhà đầu tư sẽ tạo sóng bằng Marketing truyền miệng hoặc 1 câu chuyện gì đó về QH trong tương lai. Và lúc truyền thông báo chí đổ vào là lúc sóng bắt đầu đi xuống và lúc đó là “cá mập” đã có thể thoát hết giỏ hàng rồi.

Thắng nhờ truyền thông thì chúng ta đâu có chia tiền cho họ? và hay nghĩ mình thật giỏi, vĩ đại. Bại thì nói mình kém may mắn hoặc tìm cách đổ lỗi cho truyền thông, họ đâu biết là chúng ta đang mua bán ở thị trường đó đúng không?

Chính vì thế khi các bạn đi mua bán bất động sản thì nên tìm hiểu kiến thức, nắm cho thật vững thị trường, nếu không hãy nhờ đến Môi giới giỏi, kinh nghiệm.

Tác giả: Phúc Trịnh