15/07/2022 92 lượt xem
Phóng to/ thu nhỏ chữ:

5 kiểu tư duy lỗi thời mà nhà đầu tư bất động sản cần tránh

Tư duy là một trong những khía cạnh quan trọng nhất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định trong suốt quá trình đầu tư và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được.

Nhiều nhà đầu tư bất động sản không có tư duy và tầm nhìn đúng đắn hướng tới thành công khi gia nhập thị trường bất động sản. Vì vậy, để đảm bảo bạn không phải là một trong số họ, đây là một số kiểu tư duy mà nhà đầu tư tiềm năng cần tránh.

1. Tâm lý không sợ hãi

Kiểu nhà đầu tư có tư duy không sợ hãi thường lao đầu vào bất cứ cơ hội nào mà trông có vẻ hào nhoáng. Nhà đầu tư kiểu này thường không có chiến lược đầu tư rõ ràng nào ngoài việc mua theo “linh cảm” trong thị trường bất động sản mà họ tin rằng chắc chắn sẽ tăng giá trị và không nghiên cứu cẩn thận các dữ liệu trước khi quyết định đầu tư.

Mục tiêu của họ nói chung là cố gắng kiếm tiền nhanh chóng và thường đổ lỗi cho người khác hoặc do “vận số” nếu họ đầu tư không có lãi từ bất động sản. Chiến lược đầu tư cốt lõi của họ là dựa vào sự “may mắn”.

khong-so-hai-trong-dau-tu-bds

2. Đừng quá cảm tính

Nhà đầu tư coi trọng cảm xúc thường quyết định mua bất động sản dựa trên yếu tố tình cảm. Họ thường đầu tư vào bất động sản vì lý do gia đình (tức là mua nhà cho con cái ở) hoặc đã từng gắn bó với bất động sản đó, chẳng hạn như nơi họ đang sống hoặc lớn lên, hay thậm chí là “yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên”.

Nhà đầu tư quá cảm tính bị ảnh hưởng bởi những bức ảnh đẹp về một bất động sản trên trang web và có xu hướng bị dao động bởi các chiêu trò quảng cáo bất động sản như danh tiếng và giải thưởng uy tín của nhà thầu xây dựng. Một trường hợp khác tương tự đó là nhà đầu tư bị cảm xúc chi phối thường háo hức phác thảo ra thiết kế của riêng mình dành cho bất động sản, điều này có nghĩa là bất động sản đó đáp ứng mong muốn của chính nhà đầu tư hơn là của khách hàng tiềm năng.

cam-tinh-trong-bds

Điều đó khiến bất động sản này không được coi như một khoản đầu tư. Đối với nhà đầu tư quá cảm tính, các con số thực tế của khoản đầu tư hầu hết là phỏng đoán mà không hề được tính toán chính xác.

3. Thừa vốn

Các nhà đầu tư thừa vốn cũng có xu hướng cảm tính trong cách tiếp cận các khoản đầu tư bất động sản của họ. Họ không coi bất động sản đầu tư của mình như một công việc kinh doanh, thay vào đó họ đặt tiêu chuẩn và kỳ vọng của riêng mình vào cách những người khác (tức là người thuê tiềm năng của họ) sống như thế nào. Điều này dẫn đến việc họ quá mức lãng phí tiền vào những dự án thiết kế không cần thiết đối với bất động sản, thay vì chi tiền để sửa chữa hay cải tạo những khu vực có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Nhà đầu tư thừa vốn nếu chọn lựa người thuê không cẩn trọng, bất động sản của họ thường hao mòn rất nhanh. Thậm chí, nếu nhà đầu tư thực hiện dự án thiết kế quá mức cần thiết đối với bất động sản, họ có thể gặp phải tình trạng khó kiếm người thuê.

4. Quá keo kiệt

Nhà đầu tư keo kiệt thường chi ít hoặc không chi tiền để bảo trì tài sản của họ, trái ngược với nhà đầu tư thừa vốn. Một bất động sản không được bảo trì thường xuyên sẽ không hấp dẫn đối với người thuê. Do đó, bất động sản này thường không thể đạt được mức tăng trưởng vốn tối ưu.

keo-kiet-trong-dau-tu-bds

Một bất động sản chất lượng thấp, bị nhà đầu tư bỏ quên, khiến những người đang thuê không hài lòng và họ có nguy cơ lựa chọn chuyển đi. Khi đó, nhà đầu tư sẽ trở nên căng thẳng và tốn thêm nhiều chi phí hơn để tìm kiếm người thuê mới trong khi bất động sản bị bỏ trống và không có lợi nhuận.

5. Phân tích quá mức

Các nhà đầu tư tài ba thường là người dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và phân tích vô vàn thông tin dữ liệu. Với tâm lý không để bị lừa, nghiên cứu là chìa khóa đối với bất kỳ khoản đầu tư thành công nào. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phân tích quá mức thường sẽ chần chừ không hành động vì họ phân tích quá mức mọi khía cạnh của thỏa thuận tiềm năng.

Điều này thường dẫn đến việc họ trở nên quá thận trọng trong cách tiếp cận thị trường, và cuối cùng, nỗi sợ hãi lấn át tất cả. Nhà đầu tư phân tích quá mức thường sẽ là người nắm bắt nhanh nhạy các thông tin liên quan đến đầu tư bất động sản, tuy nhiên họ quá cẩn trọng và do dự trước khi đưa ra quyết định đầu tư vì không muốn mạo hiểm.

Họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vàng và mất rất nhiều thời gian để đưa ra quyết định đầu tư.

Bài viết được Phúc Trịnh sưu tầm và biên tập lại để các bạn có thể dễ đọc, dễ hiểu hơn. Những kiến thức Bất Động Sản mà Phúc Trịnh chia sẻ lại điều được chắc lọc từ những kinh nghiệm thực tế và học hỏi được. Hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người trong quá trình tìm hiểu và đầu tư BĐS nhé!

Tác giả: Phúc Trịnh