Hiểu về tính thanh khoản trong BĐS là gì sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn trong việc có nên rót vốn đầu tư hay không. Ngược lại, một BĐS không có tính thanh khoản sẽ khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian để sinh lời, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần nếu sử dụng đòn bẩy tài chính.
Một trong những chia sẻ chắc nịch được giới đầu tư bất động sản (BĐS) truyền miệng khi nói về việc mua bán nhà đất là nên chọn những sản phẩm có tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản trong BĐS sẽ giúp các nhà đầu tư thu lợi nhuận cao trong thời gian nhanh chóng.
Vậy tính thanh khoản trong BĐS là gì, chúng có ý nghĩa như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng tới tính thanh khoản của BĐS? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được nền tảng kết nối bất động sản Homedy chia sẻ trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tham khảo!
Khái niệm về tính thanh khoản trong BĐS?
Tính thanh khoản của BĐS được hiểu là khả năng chuyển đổi của sản phẩm hoặc tài sản đó thành tiền mặt ngay khi cần thiết. Chẳng hạn, bạn có một lô đất cần bán gấp, bạn rao bán với mức giá hợp lý và trong thời gian ngắn có rất nhiều người muốn mua lô đất này thì đó chính là BĐS có tính thanh khoản cao. Ngược lại, giả sử bạn có một căn hộ vùng ven đang cần bán, dù đã rao bán căn hộ với mức giá thấp hơn thị trường nhưng chật vật mãi vẫn không có người mua thì đó là BĐS có tính thanh khoản thấp.
Tính thanh khoản là một trong những tiêu chí cần thiết nếu không muốn nói là bắt buộc đối với các nhà đầu tư khi rót vốn đầu tư vào BĐS. Vì sao ư? Vì nếu chọn được BĐS có tính thanh khoản cao bạn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn khi cần thiết. Còn với những BĐS không có tính thanh khoản hay thanh khoản thấp, bạn sẽ có thể mất thời gian dài để sinh lợi nhuận. Đặc biệt, với những người vay vốn để đầu tư cần phải trả lãi suất hàng tháng, khả năng vỡ nợ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản bất động sản là gì?
Để trở thành một nhà đầu tư ‘trăm trận trăm thắng’, ngoài hiểu về thanh khoản trong BĐS là gì bạn nhất định phải quan tâm tới những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của BĐS. Điều này giúp bạn có thêm nhận định khách quan trước khi rót vốn đầu tư vào một sản phẩm BĐS cụ thể.
Theo đó, yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến tính thanh khoản là cán cân cung – cầu của thị trường. Dù dự án được xây dựng hoành tráng với quy mô hàng nghìn tỷ đồng nhưng không phù hợp với xu hướng của người mua, không đáp ứng được nhu cầu của phần đông khách hàng thì cũng tính thanh khoản cũng không cao, không mang lại lợi nhuận lớn.
Ngoài cán cân cung – cầu của thị trường, những yếu tố tác động trực tiếp đến tính thanh khoản trong BĐS là gì? Đây chính là câu trả lời chi tiết cho yếu tố tác động đến tính thanh khoản của BĐS:
- Thứ nhất, vị trí của bất động sản
- Thứ hai, giá bán của bất động sản so với thị trường
- Thứ ba, khả năng kết nối hạ tầng của BĐS đối với khu vực
- Thứ tư, hệ thống tiện ích nội, ngoại khu của BĐS
- Thứ năm, chủ đầu tư của dự án BĐS cùng tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm trên thị trường
- Thứ sáu, môi trường sống, cộng đồng dân cư… tại khu vực
Làm thế nào để tăng tính thanh khoản trong đầu tư bất động sản
Nếu một dự án có tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư có thể tăng tính thanh khoản cho dự án không? Câu trả lời là Có. Dưới đây là một số cách dành cho nhà đầu tư nhằm tăng tính thanh khoản cho bất động sản của mình!
1. Đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu
Trước khi rót vốn đầu tư vào bất kỳ một sản phẩm BĐS nào, nhà đầu tư hay khách hàng cũng đều có thói quen tìm hiểu kỹ càng về dự án đó. Từ độ uy tín của chủ đầu tư, pháp lý dự án, giá bán so với mặt bằng chung của thị trường… Vì vậy, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu để nhiều người biết tới sẽ là một trong những phương pháp tăng tính thanh khoản trong BĐS hiệu quả.
2. Nghiên cứu nhu cầu thực của thị trường
Một cách tăng tính thanh khoản trong BĐS khác là nghiên cứu nhu cầu của thị trường và xây dựng dự án đáp ứng nhu cầu thực của khách hàng. Trên thực tế, có những dự án dù có giá cao nhưng do được đầu tư tiện ích đẳng cấp, cơ sở hạ tầng và giao thông đồng bộ nên có tính thanh khoản cao vẫn được lòng khách hàng. Ngược lại, có những dự án giá bán thấp nhưng không đáp ứng được nhu cầu thực nên lượng khách mua thấp, tính thanh khoản thấp. Và khi ‘cơn sốt’ qua đi, nhà đầu tư sẽ không thanh khoản được dẫn đến chôn vốn buộc các nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro.
Như đã nói ở trên, hiểu về tính thanh khoản trong BĐS là gì sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn trong việc có nên rót vốn đầu tư hay không. Ngược lại, một BĐS không có tính thanh khoản sẽ khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian để sinh lời, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần nếu sử dụng đòn bẩy tài chính. Hi vọng rằng, bài viết trên đây từ Homedy sẽ giúp bạn hiểu thêm về thanh khoản bất động sản là gì cũng như chọn được sản phẩm có tính thanh khoản cao, sinh lời hấp dẫn.
Theo: Homedy