03/01/2023 75 lượt xem
Phóng to/ thu nhỏ chữ:

Tâm lý của 1 số khách hàng khi tìm mua bất động sản

Bất động sản luôn được biết đến là một trong những kênh đầu tư truyền thống, hấp dẫn với nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Nhưng không phải khách hàng nào cũng là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tâm lý của một người đầu tư chuyên nghiệp, có tầm nhìn khác với những khách hàng chỉ có nhu cầu mua không có nhu cầu đầu tư hoặc những nhà đầu tư mới vào nghề.

Nắm bắt tâm lý của khách hàng khi đầu tư BĐS

Khách hàng Quan tâm – theo dõi

Đây là tâm lý chung của nhiều khách hàng khi tìm hiểu về một dự án mới ra mắt, dự án của chủ đầu tư không mấy tiếng tăm hoặc dự án chưa rõ ràng về pháp lý. Khách hàng thường tìm hiểu, nắm bắt thông tin qua nhiều kênh nhưng nếu không may “vớ” phải nơi đưa nguồn tin kém chính xác, sai lệch thì nhà đầu tư rất có thể sẽ đánh mất cơ hội.

Để đảm bảo được quyền lợi cho chính mình, các nhà đầu tư cần tìm kiếm đầu mối thông tin nhanh và chính xác. Ngoài thông tin từ báo đài, cách hiệu quả nhất là tìm đến một đơn vị, đại lý phân phối dòng sản phẩm BĐS uy tín và chọn cho mình một người Sales đủ TÂM – TẦM – TÀI. Muốn mua được sản phẩm BĐS tốt, nhanh hơn những người khác các nhà đầu tư đừng chỉ QUAN TÂM – THEO DÕI mãi.

Khách hàng hỏi giá xong im lặng

Đây là tình huống các bạn làm sales BĐS chắc chắn vẫn thường xuyên gặp, khách hàng chủ động nhắn tin, chát, gọi điện hỏi nhưng sau khi hỏi đến giá lại “lặn mất tăm”. Hầu hết những người chủ động tìm kiếm thông tin, hỏi giá của sản phẩm đều là những người có nhu cầu. Ngoài nguyên nhân về tài chính không đủ, nhiều khách hàng chọn cách im lặng vì họ là người đang đi khảo giá hoặc cách nói chuyện của sales chưa thực sự thuyết phục, khiến họ cảm thấy an tâm.

Khách hàng dò giá ở nhiều nơi

Giá bán BĐS từ phía chủ đầu tư chỉ có một nhưng vì sao khách hàng lại mất công đi hỏi giá? Và nhiều người khách hàng đã mua được sản phẩm với giá thấp hơn so với giá của chủ đầu tư? Nếu ai theo lĩnh vực BĐS đã lâu thì đều biết đến một vài khái niệm: CẮT MÁU – CHIẾT KHẤU SÂU. Vì có nhiều sales, đơn vị sẵn sàng chấp nhận san sẻ tiền hoa hồng mình nhận được cho khách hàng với tâm lý bán được nhiều, lấy doanh số. Nhưng nếu là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tầm nhìn xa thì không ai chấp nhận mua BĐS với giá được CHIẾT KHẤU SÂU.

Thấy chỗ bán rẻ sợ lừa đảo – thấy chỗ bán cao chê đắt

Đây là nhóm khách hàng rất dễ để tuột mất cơ hội đầu tư tốt. Dò thông tin sản phẩm ở muôn nơi, khắp các sàn, gặp gỡ hết người sales này đến người sales khác nhưng vẫn chưa thể đưa ra quyết định. Nếu sợ bị lừa, trước khi đầu tư khách hàng nên chọn đại lý thực sự uy tín, có tiếng trong nghề để tiến hành giao dịch. Điều này giúp khách hàng đảm bảo được quyền lợi của mình trước, trong và sau giao dịch.

Cần lắm nhưng vẫn lưỡng lự

Mỗi quý, mỗi năm có cả chục cả trăm dự án BĐS lớn nhỏ được ra mắt, mở bán nhiều nhà đầu tư có tâm lý đứng núi này trông núi nọ. Tìm hiểu tất thảy mọi thông tin về dự án này, xác định mua nhưng khi nghe sales hoặc người nào đó nói đến một dự án khác mới hơn, tốt hơn lại chuyển hướng. Cùng lúc tìm hiểu, dò thông tin đến vài ba dự án nhưng nếu nhà đầu tư trong tâm lý so sánh để sớm đưa ra quyết định thì không có gì đáng bàn. Nhưng nhiều người lăn tăn, lưỡng lự rất lâu và đến khi dự án hết căn đẹp, giá tăng lên cao lúc đó mới tiếc “hùi hụi”. Lúc này các nhà đầu tư lại tiếp tục dò dẫm trên hành trình tìm kiếm sản phẩm BĐS tốt.

Hãy mua bất động sản rồi chờ – đừng chờ mua bất động sản

Trên đây chỉ là một vài tâm lý thường gặp ở khách hàng mua bất động sản. Những tâm lý này cũng rất dễ hiểu, ngay như việc mua đồ dùng trong nhà, cái quần cái áo chúng ta cũng phải nâng lên đặt xuống đằng này lại là BĐS có giá trị vài trăm, vài tỷ thậm chí là vài chục tỷ nên cẩn trọng là điều rất cần. Nhưng nếu suy xét quá lâu về mọi thứ thì rất có thể cơ hội để sở hữu một sản phẩm BĐS tốt sẽ về tay người khác.

  • Bởi khi anh chị chờ tìm được một bất động sản phù hợp thì người ta đã kịp bán và thu lợi về.
  • Khi anh chị mang tâm lý “nhà đất còn đầy ra đó hết đâu mà lo, cứ từ từ” thì người ta đã chọn xong vị trí đẹp, hoàn thành xong thủ tục mua bán.
  • Khi anh chị thực sự muốn mua BĐS mình đã “nhắm” thời gian trước thì giờ giá đã tăng vọt.
  • Khi anh chị nói về bàn bạc lại với gia đình đến vài tháng, cả năm trời thì người khác đã mua mất.

Người xưa có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” điều này hoàn toàn chính xác với mọi kênh đầu tư nhất là BĐS. Dành thời gian tìm hiểu thông tin là điều cần thiết, rất cần thiết nhưng nếu đợi chờ quá lâu thì cơ hội sẽ đặt vào tay người khác.

  • Tại sao mình không phải là người đầu tư F1?
  • Tại sao mình không phải là người đi trước mà phải là người đến sau – MUA LẠI sản phẩm BĐS tưởng chừng như là của mình với mức giá cao hơn.
  • Người đầu tư khôn ngoan là người không trì hoãn – Hãy mua bất động sản rồi chờ đừng chờ mua bất động sản.

Ai cũng có thể mua bất động sản nhưng để đầu tư thành công thì không phải ai cũng làm được. Trong đầu tư BĐS mua trước mua sau không bằng đúng lúc, việc căn ke dò xét tình hình biến động của thị trường là điều phải làm nhưng nếu mất quá nhiều thời gian cho một dự án thì các nhà đầu tư nên chuyển hướng sang những dự án khác để nhanh chóng thu về lợi nhuận. Còn nếu cứ chờ để biết dự án đó tốt 100% mới đầu tư thì rất khó “nên cơm cháo gì”. Các khách hàng cần nhớ, rủi ro luôn là một phần tất yếu trong đầu tư BĐS.

St

Tác giả: Phúc Trịnh