27/11/2022 75 lượt xem
Phóng to/ thu nhỏ chữ:

Mua chung Bất Động Sản, cơ hội cho người ít vốn

Mua chung bất động sản, cơ hội cho người ít vốn muốn đầu tư bất động sản hoặc cho người lần đầu tiên mua bất động sản và cho những nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội để cùng nhau vào một bất động sản nhiều tiền.

Đầu tư chung bất động sản là gì?

Đầu tư chung bất động sản, hình thức không hề mới trên thế giới và tại Việt Nam của chúng ta, chẳng qua nó chưa nở rộ hoặc keyword này chưa trở nên Hotkey mà thôi. Như các bạn cũng đã biết, Ngày 6/10/2022, Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI (VMI JSC) do ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông chính cùng với các cổ đông khác trong đó có Vinhomes đã được thành lập. VMI JSC được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng thanh khoản và giá trị cho các bất động sản của Vinhomes.

dau-tu-chung-bat-dong-san

Cụ thể, phương thức hoạt động của công ty này là sẽ đầu tư một số lượng nhất định các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của một chủ đầu tư có uy tín, sau đó, giá trị bất động sản được chia thành 50 phần và các khách hàng có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các nhà đầu tư hợp tác thì sẽ được công ty chứng nhận quyền tài sản và được phân chia lợi nhuận phát sinh từ quyền tài sản này tương ứng với tỷ lệ đầu tư. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích từ việc gia tăng giá trị của bất động sản trong thời gian đầu tư.

Có khi chỉ cần số vốn vài triệu đồng là nhà đầu tư đã có thể góp vốn vào một sản phẩm bất động sản trị giá vài tỷ đồng.

Chẳng hạn, một căn hộ chung cư có giá 3 tỷ đồng được chưa thành 100 phần, mỗi phần 30 triệu đồng, khách hàng có thể mua 1 hoặc nhiều phần. Thậm chí, khi nhà đầu tư góp vốn, khách hàng còn được cam kết lợi nhuận hàng năm để đảm bảo nhà đầu tư vẫn có thu nhập ổn định trong trường hợp thị trường biến động bất lợi… là mô hình đầu tư chung, đầu tư chia nhỏ trên thị trường hiện nay.

Đó là đầu tư theo hình thức mua chung bất động sản cùng các công ty, còn đối với cá nhân, nhỏ lẻ thì các bạn có thể nghĩ đơn giản là 2 người bạn hay 3 anh em trong cùng một gia đình nhận thấy lô đất đẹp nhưng tài chính của mình không đủ để mua đứt lô đất ấy nên quyết định mời thêm thành viên là những người bạn, người anh em hoặc người thân trong gia đình cùng hùn vốn mua lô đất này. Như vậy chúng ta vừa sở hữu được đất, vừa giảm tải áp lực tài chính, vừa chia sẻ rủi ro cũng như cơ hội đầu tư với mọi người.

Đầu tư chung bất động sản, cần chú ý đến pháp lý

Dù mô hình này không mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, khung pháp lý cho việc hoạt động này hiện vẫn chưa rõ ràng. Điều này khiến quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo khi xảy ra sự cố.

Ông Phạm Lâm, nhà sáng lập Houze Group cho biết, doanh nghiệp đã triển khai hình thức đầu tư bất động sản mua chung nhiều người thông qua nền tảng Houze Invest được gần 2 năm, đến nay Houze Invest đã có 9 sản phẩm bất động sản được nhà đầu tư tham gia với tổng giá trị hơn 21 tỷ đồng.

“Houze Invest là hoạt động hợp tác đầu tư mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững, nhà nước cần bổ sung hành lang pháp lý, các quy định cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, cũng như bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia”, ông Lâm nói và cho biết thêm, mô hình này tạo ra các giá trị mới, khai thác được những tiềm năng trên thị trường bất động sản về nguồn vốn nhỏ, cũng như thỏa mãn nhu cầu đầu tư bất động sản của nhiều người có nguồn vốn nhỏ.

“Tin hay không thuộc vào mỗi người, nhưng nhà đầu tư tham gia góp vốn phải có kiến thức để hiểu được giá trị mà mô hình này mang lại, còn không hiểu thì sẽ cho rằng nó không an toàn”, ông Phạm Lâm nhấn mạnh.

Thưa anh em, hình thức đầu tư nào cũng có rủi ro cả, đầu tư lớn rủi ro càng cao? nhưng NẾU không đầu tư thì chắc chắn BẠN sẽ không bao giờ sở hữu được BĐS đầu tiên.

Giải pháp mua chung bất động sản cá nhân

Với Phúc Trịnh, mình cũng đã mua chung nhiều bất động sản cùng anh em trong ngành ở gần khu vực của mình và có cả ở xa. Mỗi bất động sản vài chục triệu cho đến trăm triệu đồng và anh em làm chung với nhau cùng nhau góp vào một bất động sản để nhằm mục đích chia sẻ cơ hội đầu tư kiếm tiền cũng như tạo điều kiện cho những người ít vốn, những người mới tham gia đầu tư bất động sản.

mua-chung-bds

Cái lợi thấy rõ nhất như mình chia sẻ ở trên và thêm nữa là khi muốn ra hàng thì anh em sẽ cùng thực hiện chào bán, như vậy sẽ giúp cho sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng hơn, nhanh ra được hàng hơn.

Về vấn đề pháp lý thì sẽ đề cử một người đại diện đứng tên trong sổ và anh em thống nhất góp vốn với nhau bằng 1 hợp đồng góp vốn, cùng ký và lăn dấu vân tay vào đó. Trước khi mua thì mọi thỏa thuận về tiền góp, về người đại diện, về thời gian ra hàng, về giá chào bán và cả phí hoa hồng và các khoản phí khác. Làm trước việc này và bằng văn bản rõ ràng để tránh tình trạng người bán người không và xảy ra tranh chấp.

Phúc Trịnh chia sẻ chủ đề mua chung bất động sản ở thời điểm thị trường khó khăn, Room ngân hàng siết chặt, lãi suất tăng cao, bất động sản thanh khoản kém và áp lực đáo hạn vốn vay sẽ là cơ hội để anh em có thể chọn cho mình những bất động sản ở vị trí đẹp, có tính thanh khoản cao với giá rẻ. Nếu có những cơ hội đó mà tài chính không đủ hoặc lo sợ thì có thể mời thêm các nhà đầu tư khác mà mình tin tưởng cùng tham gia nhé.

Lúc này Ngân hàng sẽ thu hồi nợ BĐS với giá rất rẻ để khi thị trường lên thì cũng chính Ngân hàng bán BĐS đấy ra bằng giá cao chót vót. Đừng để cơ hội đấy cho Ngân hàng nếu nó ở ngay trước mặt bạn. Mua chung bất động sản theo mình là hình thức đầu tư chia sẻ rủi ro cùng nhau nhưng lợi nhuận rất cao khi cơ hội sở hữu nhiều bất động sản ở những vị trí khác nhau với cùng một số vốn dự định ban đầu khi muốn đầu tư.

Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về chủ đề này cùng Phúc Trịnh nhé. Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết này.

Tác giả: Phúc Trịnh