05/12/2022 398 lượt xem
Phóng to/ thu nhỏ chữ:

Thu hồi và đền bù Đất Nông Nghiệp: tất tần tật từ A đến Z

Đất nông nghiệp là loại đất có tỷ lệ thu hồi khá cao. Việc thu hồi đất nông nghiệp chỉ được thực hiện khi văn bản thu hồi đáp ứng tất cả các điều kiện được quy định ở Luật Đất đai 2013.

Giống với thu hồi đất nói chung, thu hồi đất nông nghiệp sẽ được bồi thường theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, phần lớn sẽ được bồi thường dựng trên bảng giá bồi thường đất nông nghiệp theo quy định của từng tỉnh thành dựa trên tình hình đất đai thực tế của từng địa phương.

Tuy nhiên, trước khi đồng ý trả đất theo quyết định thu hồi của nhà nước, cá nhân/tổ chức đang sử dụng/sở hữu đất nông nghiệp phải nghiên tìm hiểu kỹ các vấn đề dưới đây, nhằm tránh trường hợp bàn giao đất nhưng quyết định thu hồi và chính sách thu hồi áp dụng không đúng hoặc chống đối/không bàn giao đất dẫn đến tình trạng cưỡng chế, bị xử phạt không mong muốn.

dat-nong-nghiep

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp, cụ thể sẽ bao gồm:

  • Đất trồng cây hàng năm, trong đó có đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác
  • Đất trồng rừng phòng hộ
  • Đất trồng cây lâu năm
  • Đất trồng rừng sản xuất
  • Đất làm muối
  • Đất trồng rừng đặc dụng
  • Đất dùng để nuôi trồng thủy sản

Ngoài ra còn một số loại đất nông nghiệp khác như:

  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu thí nghiệm
  • Đất để ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh
  • Đất để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt
  • Đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi khi cần sử dụng vào các mục đích như:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Đất này sẽ bao gồm cả đất đang trong thời gian được nhà nước giao cho sử dụng có sổ đỏ hoặc đất nông nghiệp được thuê sử dụng trả thuế hàng năm,…(Thông tin chi tiết được quy định tại Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013)

Ngoài ra, đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục sẽ bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 74 Luật đất đai năm 2013, trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đúng quy định, đất nông nghiệp đủ điều kiện nhận bồi thường sẽ được nhà nước hỗ trợ các chính sách phù hợp.

Thông thường, đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ được bồi thường sẽ được bồi thường bằng đất nông nghiệp (ở vị trí khác cùng địa phương) hoặc được bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định thu hồi kèm theo các khoản chi phí đầu tư vào đất (từng địa phương sẽ có bảng giá bồ thường đất nông nghiệp cụ thể).

Ngoài ra, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ thêm tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thứ nhất: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
  • Thứ hai: Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp)

Trong đó sẽ có quy định cụ thể hơn dựa trên tỷ lệ đất bị thu hồi:

  • Thu hồi từ 30 – 70% diện tích: hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
  • Thu hồi trên 70% diện tích: Hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.

Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay

Mặc dù đã được quy định rõ ràng tuy nhiên, công tác thu hồi và bồi thường đất bị thu hồi ở 63 tỉnh thành vẫn gặp phải nhiều khó khăn và bất cập. Đặc biệt, những tái phạm về thu hồi vẫn còn tồn tại rất nhiều, không ít cán bộ địa phương thực hiện không đúng thẩm quyền, sai trình tự hoặc bồi thường không đúng chính sách, có dấu hiệu chuộc lợi đã bị xử phạt.

Theo Báo cáo kết quả Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đầy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư của Tổng cục Quản lý đất đai (năm 2018), tổng diện tích đất đã thu hồi thực hiện các dự án đầu tư là 2.188.577,22 ha (từ năm 2014 đến năm 2017), trong đó có:1.594.485,38 ha đất nông nghiệp, 591.787,73 ha đất phi nông nghiệp và 2.304,11 ha đất chưa sử dụng (tổng hợp được từ 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Con số trên cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu ứng dụng vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Dựa trên kết quả báo cáo về công tác thu hồi và bồi thường đất của các địa phương, phần lớn việc bồi thường tại các địa phương cho người có đất thu hồi chủ yếu được thực hiện theo hình thức chi trả bằng tiền. Một số địa phương đã chủ đông thành lập hoặc thuê đơn vị chức năng tư vấn xác định giá đất nhằm nâng cao chất lượng đền bù và hạn chế tối đa khiếu nại từ người dân.

Bảng giá đền bù đất nông nghiệp 2022 (Mới nhất)

Bảng giá đền bù đất nông nghiệp 2022 cơ sở tính giá đất khi nhà nước thu hồi đất. Cập nhật mới nhất, thông tin chi tiết của 63 tỉnh thành.

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, khi thu hồi đất, đất nông nghiệp đủ điều kiện bồi thường sẽ được nhận mức bồi thường tương ứng do UBND tỉnh/thành phố quy định tại thời điểm cơ quan thẩm quyền tiến hành thu hồi đất. Trong đó, bảng giá bồi thường sẽ do UBND tỉnh quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng địa phương và quy hoạnh đã được phê duyệt.

Quy định chung về thu hồi và đến bù đất

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất

  • Trường hợp 1: thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh.
  • Trường hợp 2: thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Trường hợp 3: thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Trường hợp 4: thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

(Thông tin cụ thể về các trường hợp được quy định chi tiết tại các điều 61 – 62 – 64 – 65 của Luật Đất đai 2013)

Thấm quyền thu hồi đất

Người dân chỉ tiến hành giao đất khi văn bản quyết định thu hồi đất được quyết định bởi đúng cơ quan thẩm quyền. Trong trường hợp thu hồi đất sai thẩm quyền, người dân có quyền không giao đất và tiến hành khiếu nại lên cấp cao hơn.

Tại điều 66 Luật đất đai 2013 thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về các cơ quan dưới đây:

– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

  • Thu hồi đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

(Trường hợp đất bị thu hồi đều là đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND và huyện thì UBND tỉnh có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện tiến hành.)

Các loại đất nông nghiệp

Để xác định đúng quyền lợi đền bù đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi, người sở hữu đất cần xác định rõ đất nông nghiệp đang sở hữu/sử dụng thuộc nhóm nào để hưởng mức giá đền bù tương ứng.

  • Đất trồng cây hàng năm, trong đó có đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác
  • Đất trồng rừng phòng hộ
  • Đất trồng cây lâu năm
  • Đất trồng rừng sản xuất
  • Đất làm muối
  • Đất trồng rừng đặc dụng
  • Đất dùng để nuôi trồng thủy sản
  • Đất để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt. Kể cả là các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất
  • Đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các loại động vật khác được pháp luật cho phép
  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu thí nghiệm
  • Đất để ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Quy định về chính sách đền bù đất nông nghiệp 2022

Hãy tham khảo ngay giá đất tỉnh Quảng Ngãi 2020 – 2024 nhé.

Căn cứ vào Điều 114 của Luật Đất đai 2013, giá bồi thường đất nói chung và bồi thường đất nông nghiệp nói riêng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cụ thể như sau:

  • a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
  • b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;
  • c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
  • d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;
  • đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất….”

Ngoài hình thức bồi thường tiền khi nhà nước thu hồi đất, một số trường hợp sẽ được hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế, được quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ – CP quy định chi tiết về bồi thường thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư.

Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp 2022

Giá đền bù đất nông nghiệp sẽ không trùng hớp với bảng giá đất của các tỉnh mà được tính theo công thức riêng và được điều chỉnh phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp khi bị thu hồi như sau:

Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2)
Trong đó:

Giá đất được tính bằng = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Phần đất nông nghiệp được đền bì là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức không được đền bù về đất. Tuy nhiên, họ sẽ được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Bảng giá đền bù đất nông nghiệp 2022 của các tỉnh thành

– Giá đền bù đất nông nghiệp Hà Nội:

Bồi thường đất nông nghiệp Hà Nội

Bồi thường đất nông nghiệp HCM

Bồi thường đất nông nghiệp Đồng Nai

Tỉnh sẽ tiến hành đền bù dựa trên giá trị cây trồng cụ thể được canh tác trên đất nông nghiệp bị thu hồi theo quyết định của nhà nước.

Hầu hết bảng giá bồi thường đất nông nghiệp năm 2022 các tỉnh đều dựa trên quy định chung của Luật Đất đai 2013, ngoại trừ một số tỉnh thành có giá cả nhà đất chênh lệch lớn so với mặt bằng chung, UBND tỉnh/thành phố sẽ có quyết định về bảng giá áp dụng riêng và thay đổi/bổ sung tùy thuộc vào biến động của thị trường nhà đất.

Trong trường hợp, đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của anh/chị bị nhà nước thu hồi, nên xin bảng giá bồi thường đất nông nghiệp mới nhất của tỉnh tại văn phòng địa chính tại địa phương. Nếu không được cung cấp, anh/chị có quyền yêu cầu ban giải tỏa và đền bù cung cấp trước khi tiến hành giao đất cho cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp, chính quyền địa phương không tuân thu đúng quy định thu hồi đất, người sở hữu/sử dụng đất hợp pháp có quyền thực hiện thủ tục khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Nguồn: Sưu tầm

Tác giả: Phúc Trịnh