04/06/2023 122 lượt xem
Phóng to/ thu nhỏ chữ:

Biên Độ Lãi Suất Là Gì? Xem Ngay Cách Tính Biên Độ Lãi Suất 2023

Biên độ lãi suất là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất huy động của tổ chức tín dụng tại một thời điểm nhất định. Vậy cách tính biên độ lãi suất như thế nào? Biên độ lãi suất có vai trò ra sao và ngân hàng áp dụng phần trăm này đối với trường hợp nào? Hãy cùng Phúc Trịnh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé!

1. Biên Độ Lãi Suất Là Gì?

Biên độ lãi suất hay còn gọi là biên độ lợi nhuận là khái niệm khá phổ biến hiện nay, thường được sử dụng trong công thức tính lãi suất cho vay ở đa số các ngân hàng. Theo đó, biên độ lãi suất là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất huy động của tổ chức tín dụng tại một thời điểm nhất định.
Chỉ số này cũng thường được các ngân hàng dùng để xác định lãi suất cho vay của một khoản vốn là bao nhiêu.

Vai Trò Của Biên Độ Lãi Suất Như Thế Nào?

Biên độ lãi suất chiếm một vai trò quan trọng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng:

  • Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về mức lãi suất thực tế phải chi trả cho khoản vay, để từ đó họ sẽ so sánh các gói vay và có những lựa chọn tốt nhất cho mình.
  • Giúp khách hàng tự đưa ra nhận định và đánh giá về mức lãi suất mình phải trả xem các tổ chức tín dụng và phía ngân hàng đưa ra có chính xác không.
  • Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí lãi vay nhờ sự đánh giá và so sánh mức lãi suất gói vay thông qua biên độ lãi suất.
  • Giúp khách hàng chọn khoản vay phù hợp với nhu cầu và mức lãi suất trong điều kiện và khả năng thanh toán.

2. Cách Tính Biên Độ Lãi Suất

Biên độ lãi suất chính là yếu tố để tính lãi suất cao hay thấp. Hiện nay, có 2 loại lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.

Lãi Suất Cố Định Là Gì?

Lãi suất cố định là lãi suất được ấn định ở một mức cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Lãi suất cố định sẽ không phụ thuộc vào biến động thị trường. Từ ngày 15/3/2023, mức lãi suất cố định cho khoản vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố tại Quyết định 314/QĐ-NHNN năm 2023.

Ví dụ: Anh Minh vay ngân hàng 15 triệu đồng trong thời gian 2 năm, lãi suất cố định 12%/ năm.

=> Tiền gốc và tiền lãi của 1 tháng = 15 triệu VNĐ/24 tháng(tiền gốc) + 15 triệu VNĐ x 1%/tháng(tiền lãi) = 775 000 VNĐ/tháng, (háng nào bạn Minh cũng phải đóng 775.000 VNĐ trong suốt 2 năm).

Lãi Suất Thả Nổi Là Gì?

Lãi suất thả nổi là lãi suất sẽ được điều chỉnh định kỳ, mỗi kỳ có thể là 1 quý, 6 tháng hoặc có ngân hàng 1 năm mới điều chỉnh 1 lần. Tùy thuộc vào lãi suất tham chiếu hoặc chỉ số lạm phát để các ngân hàng điều chỉnh mức tiền lãi.

Thông thường thì lãi suất thả nổi sẽ thấp hơn so với lãi suất cố định. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khách hàng có thể phải đóng mức tiền lãi cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất cô định tùy thuộc vào sự điều chỉnh của ngân hàng.

Ví dụ: Chị An vay thế chấp ngân hàng Agribank 15 triệu trong 2 năm với lãi suất 0,8%/tháng (6 tháng đầu). Khoảng 1,25%/tháng là mức lãi suất thả nổi sau 6 tháng đầu.

Vậy số tiền lãi đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu: 15 triệu/24 tháng + 15 triệu x 0,8% = 745.000 VNĐ/tháng.

Sau 6 tháng đầu, lãi suất là: 15 triệu/24 tháng + 15 triệu x 1,25% = 812.000 VNĐ/tháng

Nếu so sánh với lãi suất của anh Minh ở trên, số tiền chị An phải đóng hàng tháng trong 6 tháng sẽ nhỏ hơn. Nhưng sau 6 tháng đầu, số tiền chị An phải trả chắc chắn sẽ cao hơn.

Sau đây là bảng so sánh cụ thể cho lãi suất cố định và lãi suất thả nổi:

Lãi suất cố định Lãi suất thả nổi
Là lãi suất xác định tại một mức cụ thể Lãi suất thay đổi theo biến động của thị trường
Ghi rõ trong hợp đồng Quy định về mức điều chỉnh, kỳ hạn điều chỉnh trong hợp đồng
Không chịu tác động bởi biến động của thị trường Chịu tác động
Thường áp dụng trong ngắn hạn Dài hạn
Khi lãi suất giảm: Bất lợi Có lợi
Khi lãi suất tăng: Có lợi Bất lợi

Cách Tính Biên Độ Lãi Suất

Các ngân hàng thương mại thường sử dụng các công thức sau đây để xác định lãi suất cho vay dành cho khách hàng:

Cách 01: Đây là công thức khá phổ biến mà các ngân hàng sử dụng thông qua thu hút khách từ việc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay lại với lãi suất cao hơn.

Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn từ 12 hoặc 13 tháng

Cách 02: Cách này có rủi ro khá cao đối với khách hàng vì ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất của một loại hình đã được sử dụng và áp dụng cho khoản vay vốn.

Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm cao nhất

Cách 03: Công thức này tương đối khách quan và công bằng nhờ vào việc lấy trung bình cộng của 04 ngân hàng lớn nhất. Điều này cũng thể hiện được thực trạng kinh tế tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cách này ít được ngân hàng lựa chọn, trừ vài trường hợp nhất định.

Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn nhất + Biên độ lãi suất

Vì vậy, khi bạn vay tiền ngân hàng, cần lưu ý kỹ về điều khoản liên quan đến lãi suất và kỳ hạn vay hoặc lãi suất trả chậm,… để việc vay ngân hàng được thuận lợi và tránh bị mất tiền oan.

bien-do-lai-suat

Chọn Lãi Suất Cố Định Hay Lãi Suất Thả Nổi Khi Vay Mua Nhà Đất?

Sau khi tìm hiểu được về những ưu điểm và nhược điểm của lãi suất thả nổi và lãi suất cố định, chắc mọi khách hàng đều đã có cái nhìn tổng quan và sự đánh giá nhất định về biên độ lãi suất cho vay hiện nay tại ngân hàng.

Giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định thì lãi suất cố định cao hơn so với lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, về mức độ an toàn lại cao hơn và ít rủi ro hơn cho người vay. Bởi lẽ, khi khách hàng vay lãi suất cố định, thông thường có thể tính toán luôn được số lãi hàng tháng sẽ phải trả ngân hàng, để từ đó có phương án tài chính sao cho chủ động nhất có thể.

Tuy nhiên, nếu như khách hàng tìm hiểu rõ hơn về xu thế của thị trường hiện nay, đồng thời nắm được những kỳ điều chỉnh về lãi suất ngân hàng, thì vay theo lãi suất thả nổi sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm hơn. Lãi suất thả nổi thấp hơn so với lãi suất cố định, vậy nên nó hay được áp dụng cho phân khúc khách hàng vay vốn tầm trung và dài hạn.

Tìm hiểu thêm về quy định hiện nay của các ngân hàng, lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh theo định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng/lần. Vì thế, khách hàng đi vay mua nhà đất có ý định tái cấp vốn hoặc dự định bán nhà trước khi lãi suất ngân hàng được điều chỉnh thì có thể chọn vay tiền theo phương thức lãi suất thả nổi. Chú ý đáo hạn đúng thời điểm trước khi lãi suất tăng.

Bên cạnh đó, nếu lãi suất toàn thị trường giảm thì đương nhiên mức lãi suất thả nổi cũng sẽ được ngân hàng điều chỉnh lại thấp hơn theo lãi suất trên thị trường. Theo đó, mức lãi suất bạn phải trả theo phương thức lãi suất thả nổi cũng được giảm xuống.

3. Biên Độ Lãi Suất Các Ngân Hàng

Dưới đây là biên độ lãi suất tại một số ngân hàng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý biên độ lãi suất theo thông tin dưới đây mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào thời điểm cũng như từng ngân hàng.

Biên Độ Lãi Suất Vietcombank

  • Biên độ lãi suất vietcombank là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi 24 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 10,5%.

Biên Độ Lãi Suất BIDV

  • Biên độ lãi suất của BIDV là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 24 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 11,15%/năm.

Biên Độ Lãi Suất Vietinbank

  • Biên độ lãi suất của vietinbank là 3,5%. Vậy, lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 36 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 11%/năm.

Biên Độ Lãi Suất Sacombank

  • Biên độ lãi suất của Sacombank là 5,5%. Vậy nên lãi suất cho vay chính là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 13 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 13,5%/năm.

Biên Độ Lãi Suất MBBank

  • Biên độ lãi suất của MBBank là 4,2%. Lãi suất cho vay cũng sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 24 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 11,5%/năm.

Biên Độ Lãi Suất Ngân Hàng SCB

  • Biên độ lãi suất của SHB là 5%. Lãi suất cho vay cũng sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 13 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 12,7%/năm.

Biên Độ Lãi Suất Ngân Hàng ACB

  • Biên độ lãi suất của ACB là 3,9%. Theo đó, lãi suất cho vay cũng sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 13 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 12,5%/năm.

Biên Độ Lãi Suất Shinhan Bank

  • Biên độ lãi suất của Shinhan Bank là 4%. Lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 12 tháng + biên độ lãi suất, tức khoảng 10,5%/năm.

Trên đây đã giải đáp chi tiết về khái niệm biên độ lãi suất là gì cũng như những thông tin cần biết về lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ lựa chọn được hình thức vay với lãi suất phù hợp với khả năng chi trả tiền lãi và gốc hàng tháng của mình.

Theo: batdongsan.com.vn

Tác giả: Phúc Trịnh